Các thủ tục xin giấy phép xây dựng chung cư và 4 điều cần biết

1. Giấy phép xây dựng chung cư là gì?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư. Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình…Theo nguyện vọng trong phạm vi được cho phép.

Chung cư là nhà, căn hộ có từ 2 tầng trở lên. Có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung. Có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

Hình ảnh minh họa

Chung cư được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích hỗn hợp để ở và kinh doanh.

2. Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng chung cư

Điều kiện để được cấp phép xây dựng nhà chung cư, bao gồm:

  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Trong trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, nhà chung cư phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được ban hành.
  • Đúng mục đích sử dụng đất.
  • Đảm bảo an toàn công trình, công trình lân cận; bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kĩ thuật, hành lang bảo vệ công trình; khoảng cách an toàn.
  • Thiết kế chung cư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Hình ảnh minh họa

3. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng chung cư

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng chung cư bao gồm:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
    • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
    • Bản sao quyết định phê chuẩn dự án, quyết định đầu tư.
    • Bản vẽ thiết kế xây dựng.
    • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế và chứng chỉ hành nghề.

4. Thủ tục xin phép xây dựng chung cư

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà chung cư là thủ tục được phát sinh ngay sau khi mua căn hộ chung cư. Tại thời điểm đó, chủ sở hữu căn hộ chung cư cần được Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở nên cần phải tiến hành chuẩn bị và nạp hồ sơ theo đúng quy trình để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật chi tiết nội dung quy trình cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở chung cư đối với chủ sở hữu.

Hình ảnh minh họa

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Văn bản 03/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Nhà ở;

Luật Đất đai 2013;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Nghị định số 148/2020/NĐ – CP Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Nghị định số 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hình ảnh minh họa

II. CHỦ THỂ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU NHÀ CHUNG CƯ.

– Theo quy định của Luật nhà ở hiện hành,  nhà chung cư là nhà có 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư là một trong các trường hợp phát triển nhà ở và xây dựng nhà ở theo dự án được thực hiện bởi các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Theo đó, trách nhiệm quan trọng nhất của chủ đầu tư dự án nhà ở đó là làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận. Vậy là chủ thể xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở sẽ bao gồm:

+ Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà chung cư được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về đất đai;

+ Người mua, thuê mua trực tiếp làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà chung cư.

– Bên cạnh đó, theo quy định của Luật đất đai 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp Huyện là hai cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà chung cư.

Hình ảnh minh họa 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người xin cấp giấy phép xây dựng chung cư chuẩn bị 2 bộ hồ sơ như trên sau đó tiến hành nộp hồ sơ tại những cơ quan sau:

  • Đối với chung cư có diện tích sàn đến 1.000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2.000.000.000 đồng: Nộp tại Ủy ban nhân dân huyện;
  • Các công trình lớn hơn: nộp tại Sở Xây dựng cấp tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chung cư tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.

Bước 3: Nhận kết quả

Người xin cấp giấy phép xây dựng chung cư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong phiếu hẹn để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định.

Nguồn tham khảo: https://luatthanhdo.com/thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-so-huu-nha-chung-cu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *