Ngoài 229 chợ đã được công nhận, hiện trên địa bàn thành phố có trên 170 chợ tự phát lớn nhỏ, không có tên.
Chợ tự phát hay còn gọi là chợ… chạy, tức là ngoài việc chạy theo các khu vực xung quanh chợ chính, các khu dân cư, cụm – khu công nghiệp hình thành đến đâu, chợ chạy theo đến đó. Gọi là chợ chạy còn bởi lý do, người mua kẻ bán còn phải chạy khi thấy bóng dáng của lực lượng giữ gìn trật tự đô thị, giao thông…
Chợ tự phát trên địa bàn thành phố không chỉ gia tăng một cách nhanh chóng tại các quận, huyện vùng ven, nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh và có các khu công nghiệp tập trung như Bình Chánh 23 chợ; Gò Vấp 19 chợ và Bình Thạnh, Thủ Đức mỗi nơi 18 chợ; mà còn hiện diện ngay ở các quận trung tâm như quận 1 có 14 chợ, quận 3 có 8 chợ, quận 10 có 9 chợ.
Những năm qua, các cấp chính quyền thành phố đã nhiều lần tiến hành lập lại trật tự tại các khu vực có chợ tự phát. Nhưng cứ dẹp chỗ này… chợ lại mọc lên chỗ khác.
Ngoài việc vi phạm Nghị định 36/CP và cạnh tranh không bình đẳng với các
rõ ràng việc không quản lý, quy hoạch được hệ thống chợ tự phát này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhất là trong vấn đề bảo đảm ATVSTP, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội…
Trong bối cảnh nhiều chợ truyền thống tại TPHCM vẫn chưa mở lại, nhiều “chợ tự phát” đã mọc lên và hoạt động vô cùng sôi nổi bất chấp lệnh cấm.
Từ 1.10, TPHCM cho phép các chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo các công tác phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, ghi nhận trong sáng 5.10, nhiều chợ tại Quận 7, Quận 8, huyện Bình Chánh,… vẫn trong tình trạng im lìm.Trong khi đó, sáng 5.10, xung quanh chợ Tân Mỹ (Quận 7), rất nhiều nhóm chợ tự phát mọc lên và hoạt động mua bán diễn ra rất nhộn nhịp.Các khu chợ tự phát hoạt động tấp nập tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi cả người mua và người bán đều không được giám sát bởi việc đảm bảo đã được tiêm vaccine, khai báo y tế hay đáp ứng những tiêu chuẩn phòng dịch.Hoạt động mua bán tại chợ tự phát xung quanh chợ Tân Mỹ sôi nổi, người mua người bán tấp nập.Ghi nhận ở đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh), hoạt động mua bán cũng nhộn nhịp không kém. Những người này vừa bán vừa canh chừng lực lượng chức năng đi kiểm tra.Các tụ điểm này chủ yếu được bày bán ở vỉa hè, lề đường hoặc trước những cơ sở kinh doanh đang đóng cửa.Khi được hỏi về việc “người dân có thẻ xanh mới mua và bán”, người bán hàng cho biết vì bán tự phát, bán chui nên ít ai yêu cầu khách hàng phải có thẻ xanh, yêu cầu giãn cách. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.Bà Phạm Thị Hương Thuỷ (ngụ huyện Bình Chánh): “Tôi có nghe thông tin chợ truyền thống mở lại nhưng đến nay khu chợ gần nhà vẫn đóng cửa. Do không có xe cộ đến siêu thị mua sắm được nên quyết định ra các điểm bày bán gần nhà mua sắm cho tiện“.Hình ảnh ghi nhận trên đường quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh).Các điểm chợ tự phát, bán chui xuất hiện ngày càng nhiều khi TP.HCM cho nới lỏng dần các hoạt động từ ngày 1.10.UBND thành phố đã chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát và xử lý dứt điểm các khu chợ tự phát, đặc biệt là những khu vực xung quanh các chợ đầu mối. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại nhiều điểm bán lẻ khác.