Ngày 1-1-2009 là thời điểm nước ta mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ để các nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có thể tham gia cạnh tranh. Không ít dự báo không mấy lạc quan cho sự phát triển của ngành bán lẻ trong nước. Đặc biệt là với phương thức bán lẻ truyền thống như các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ. Ðơn giản vì phương thức này ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu. Trong đó điểm yếu lớn nhất là về văn minh thương mại.

Bên cạnh đó, giá cả cũng đang trở thành một điểm yếu của các chợ truyền thống. Trận mưa lũ lịch sử ở Hà Nội vừa qua càng cho thấy điều đó. Trong khi giá cả ở các chợ tăng tính cạnh tranh, thì các siêu thị vẫn giữ nguyên giá bán. Không những thế, các doanh nghiệp thương mại lớn như Tổng công ty Thương mại Hà Nội còn nỗ lực tìm nguồn hàng để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, do khả năng cung cấp có hạn và diện cung ứng chưa rộng nên nhiều khách hàng vẫn phải mua hàng ở chợ với giá cao.
Chợ có thế mạnh gì để cạnh tranh với siêu thị ?
Lợi thế của các chợ là nó đã ăn sâu vào tập quán mua bán của người dân Việt Nam. Hơn nữa, đi chợ, tiện hơn rất nhiều so với đi mua hàng ở siêu thị. Thêm vào đó có sự giao lưu giữa người mua và người bán, vốn là một nhu cầu không thể thiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Bởi vậy, cho dù thách thức rất lớn, thì chợ vẫn là phương thức bán lẻ có chỗ đứng riêng.
Siêu thị thì sao ?
Thế mạnh của siêu thị rất lớn, điều đó không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu thiếu đi sự liên kết chặt chẽ thì các siêu thị rất dễ bị lung lay trước sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Ðây là điều bắt buộc các nhà bán lẻ Việt Nam phải thay đổi cung cách làm ăn. Mặc dù Chính phủ đã có những giải pháp để hỗ trợ cho ngành bán lẻ theo cách thức không vi phạm các điều khoản đã cam kết với WTO, nhưng những hỗ trợ ấy chỉ phát huy được hiệu quả cao khi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhận thức rõ ràng những thách thức đang đến với ngành bán lẻ trong nước.
Trong bối cảnh ấy, lợi thế của các chợ thực chất không thua kém các siêu thị, vấn đề là tư duy của những người bán hàng ở chợ sẽ xác định như thế nào. Tiến sĩ Ngô Kim Thanh, giảng viên Trường ÐH Kinh tế quốc dân, cho rằng: Các doanh nghiệp và người bán lẻ Việt Nam chớ vội bi quan khi thời điểm 1-1-2009 đang cận kề.
Hội nhập là điều kiện buộc chúng ta thúc đẩy phát triển mạnh mạng lưới bán lẻ hiện đại. Nhưng các chợ và cửa hàng nhỏ lẻ chưa phải đã hết vai trò lịch sử. Trái lại, nếu chúng ta biết tận dụng lợi thế của thương mại truyền thống. Mặt khác thế giới từng bước thay đổi một cách nhanh chóng; thì đây sẽ là một kênh hỗ trợ hiệu quả của ngành bán lẻ – khi thị trường mở cửa.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- An Giang khai trương Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Việt Nam
- 9 kỹ năng để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp
- Hà Nội: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn điện tử
- Yên Bái đặt mục tiêu 100% sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên được lên sàn thương mại điện tử
- Chung cư vì sao lại không được cấp phép xây dựng ?