Dự án sân bay Long Thành: “Đây là công trình trọng điểm quốc gia, không cho phép khâu nào chậm”
Phó Thủ tướng cho rằng phải đổi mới công tác điều hành, từ ban quản lý dự án đến các bộ, địa phương.
Phấn đấu hoàn thành phê duyệt thiết kế kỹ thuật đường băng trước ngày 30/9 để có thể khởi công đường băng vào tháng 12/2022. “Đến cuối năm nay, toàn bộ công trường khu vực xây dựng 1.810 ha phải sôi động, đây là cơ sở, tiền đề để đưa dự án vào khai thác năm 2025″, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Sân bay Long Thành
Đối với các dự án thành phần như trụ sở Cảng vụ hàng không miền Nam, trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, trụ sở các cơ quan quản lý…, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ và báo cáo tiến độ chi tiết tại cuộc họp tháng sau, bao gồm ngày khởi công.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, việc ăn ở đi lại của công nhân khi số lượng công nhân trên công trường tăng cao thời gian tới.
“Đây là công trình trọng điểm quốc gia, không cho phép khâu nào chậm. Bộ máy làm đêm làm ngày, chỗ nào vướng thì báo cáo ngay để có thể hoàn thành dự án vào năm 2025”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Dự án đường Vành đai 3, Vành đai 2, tuyến metro số 1 được yêu cầu đẩy nhanh việc gỡ vướng mắc.

Chỉ đạo trên được Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đưa ra khi phát biểu kết luận tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khoá XI, chiều ngày 27.4.
Theo ông Nguyễn Văn Nên, kinh tế TPHCM 4 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được xử lý hoặc xử lý chậm.
Ngoài ra, vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt, thậm chí còn giảm sâu như: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,8%; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 31,69 %; giải ngân vốn đầu tư công rất chậm; chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng thấp và giảm mạnh mới đạt 9,4% dự toán và giảm 33% so với cùng kỳ.
Thời gian tới, Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu tập trung công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn của người dân và doanh nghiệp.
Các cấp các ngành cần thúc đẩy tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các công trình, dự án hạ tầng trọng yếu như dự án đường Vành đai 3, Vành đai 2, dự án chống ngập do triều 10.000 tỉ đồng, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Ông Nguyễn Văn Nên cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả hàng hóa thiết yếu, nhất là năng lượng. Từ đó, xây dựng các phương án, điều tiết hợp lý, kịp thời nhằm giảm sức ép lạm phát và giảm thiểu các tiêu cực đến đời sống của người dân.
Ngoài ra, thành phố cũng cần triển khai đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, rà soát, xử lý dứt khoát các dự án chậm triển khai, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân sử dụng đất và nhà đầu tư.
“Tập trung giải quyết những vấn đề sở hữu cấp bách đặt ra sau đại dịch, trọng tâm là công tác phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghiên cứu triển khai các dự án xây dựng nhà ở phục vụ công nhân, người lao động khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về pháp luật để từng bước thực hiện hiện thực hóa chương trình nhà ở xã hội và giải tỏa nhà tạm trên kênh rạch” – ông Nên chỉ đạo.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho biết, hội nghị đã thống nhất cơ cấu lại và đổi mới hoạt động kinh tế Đảng theo hướng tinh gọn, hiệu quả tập trung đầu tư trên các lĩnh vực có rủi ro thấp, nguồn thu ổn định.
Bảo đảm, bảo toàn và phát triển vốn của Đảng của Đảng bộ thành phố.
Trong đó, không đầu tư trên các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng bất động sản, trừ những hoạt động đầu tư khai thác, cho thuê tài sản nhà đất thuộc sở hữu của Đảng bộ Thành phố như kế hoạch đề án đã đề ra.
Đồng thời, thành phố sẽ đổi mới hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp kinh tế Đảng và phần vốn đầu tư của Đảng bộ thành phố tại doanh nghiệp.
Trong đó, để tạo đột phá về tổ chức bộ máy, TPHCM sẽ phân cấp quản lý, trao quyền chủ động cho doanh nghiệp để quản lý ngày càng hiệu quả, tránh những rủi ro, va vấp đã từng có những bài học kinh nghiệm rất lớn thời gian qua.