NỘI DUNG CHỈ THỊ 13-THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN AN TOÀN, LÀNH MẠNH, BỀN VỮNG
Ngày 11 tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Ngoài những nghị quyết đưa ra giải pháp, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, cải thiện môi trường. Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua sự phát triển của lĩnh vực bất động sản cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa hợp lý, giá sản phẩm bất động sản nhất là giá nhà ở còn khá cao so với thu nhập của người dân, cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch…
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CHUNG
Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Rà soát các quy định của pháp luật xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả. Đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản
Phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý. Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm theo đúng quy định của pháp luật. Chú ý các hành vi trốn thuế trong kinh doanh bất động sản, không để đổ vỡ. Bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý. Tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường. Các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đánh giá cụ thể, chính xác về tình hình và cung – cầu để phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường. Quy luật cạnh tranh song song phát huy vai trò quản lý của nhà nước. Tạo cơ hội cho người thu nhập thấp, “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Làm tốt công tác truyền thông. Có hình thức phù hợp hiệu quả, đẩy mạnh giáo dục. Bồi dưỡng kiến thức tài chính, kiến thức pháp luật cho nhân dân, trong nhà trường và bằng các hình thức khác.
NHIỀU DỰ THẢO LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI ĐANG ĐƯỢC ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI
Trong gần 1 tháng qua, từ khi Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra lấy ý kiến dự thảo sửa đổi luật đất đai 2013 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của thị trường. Không chỉ Luật đất đai, nhiều luật khác như Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư… cũng đang được đề xuất sửa đổi nhằm hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật, tạo môi trường đầu tư công bằng, lành mạnh hơn.
Chỉ thị 13 cũng nêu rất rõ những nội dung định hướng sửa đổi các luật hiện hành liên quan đến đất đai, bất động sản cho các cơ quan chức năng. Đơn cử như dự thảo Luật đất đai đang được đưa ra lấy ý kiến cũng đã có những lộ trình rất cụ thể.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Quốc hội đã xác định tháng 10/2022, sẽ lấy ý kiến về dự thảo lần đầu tiên. Đây là Luật rất quan trọng, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 3 kỳ họp, thứ 4,5,6. Nếu mọi việc tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu, tháng 10/2023, Bộ Luật đất đai 2023 sẽ được thông qua”.
Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng, Chỉ thị 13 của Chính phủ thể hiện thị trường hiện chưa rơi vào trạng thái rủi ro hay tăng trưởng nóng… có tác động tâm lý, định hướng phát triển ổn định bền vững hơn cho thị trường về lâu dài.
Các thành viên thị trường cũng kỳ vọng chỉ thị lần này không chỉ thúc đẩy hành động cho cơ quan quản lý, mà còn thúc đẩy niềm tin cho toàn thị trường.
Bên cạnh sửa luật, các giải pháp gỡ khó về pháp lý, tăng nguồn cung dự án từ các địa phương được xem là “nút thắt” quan trọng. Điều này sẽ giúp ổn định thị trường bất động sản nhiều năm qua bị mất cân đối cung cầu, giá tăng quá cao so với thu nhập người dân.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Đồng Nai: Nông dân giàu lên, hiểu biết hơn, kỹ năng tốt hơn khi tham gia Hợp tác xã
- Luật nhà ở- Sửa sao cho đúng ?
- Thêm quỹ đầu tư mạo hiểm quy mô 50 triệu USD gia nhập thị trường Việt Nam
- Trung Quốc tạm đóng cửa chợ điện tử lớn nhất thế giới
- Chợ San Thàng- Hội tụ sắc màu văn hóa đồng bào dân tộc