Chợ Moran: Vị trí của chợ truyền thống trong văn hóa Hàn Quốc

Nằm trong lòng thành phố Seongnam với vị trí thuận lợi gần thủ đô Seoul, chợ truyền thống Moran là một trong những chợ tiêu biểu của Hàn Quốc, thu hút nhiều nhất số lượng du khách trong và ngoài nước mỗi khi phiên chợ họp.

Quá trình biến đổi từ chợ Moran thành chợ truyền thống Moran 

Giai đoạn thứ nhất là thời kì hình thành chợ Moran.

Chợ Moran được thành lập bởi thị trưởng Kim Chang Suk vào đầu những năm 1960 nhằm mục đích làm tăng thuế cho quận Kwang Ju. Tức là, chợ Moran đã được hình thành bởi mục đích hành chính hơn là bởi nhu cầu cần thiết trao đổi hàng hóa. Ban đầu, chợ Moran được xây dựng ở khu vực gần phường Sujin 2 thuộc thành phố Seongnam. Khu vực này vừa là trung tâm hành chính vừa là trung tâm giao thông dẫn đến Seoul. Theo hình thức họp chợ phiên chợ Moran họp vào các ngày 4, ngày 9 trong năm.

Chợ Moran đẩy mạnh quảng bá du lịch chợ thông qua việc tích cực tuyên truyền
Chợ Moran đẩy mạnh quảng bá du lịch chợ thông qua việc tích cực tuyên truyền

Giai đoạn thứ hai là thời kì hình thành chợ truyền thống Moran.

Chợ Moran vẫn được biết đến là chợ chuyên buôn bán thịt chó. Tuy nhiên, các kênh thông tin ngôn luận đã phê phán điều này. Trước sức ép của ngôn luận, thành phố Seongnam đã có ý định phá bỏ chợ Moran. Tuy nhiên, các thương nhân trong chợ đã thành lập hiệp hội; nhằm tập hợp sức mạnh tập thể để thiết lập đề án xây dựng chợ truyền thống Moran. Kết quả là thành phố Seongnam đã quyết định tái thiết chợ Moran thành chợ truyền thống; nhằm thu hút du lịch cho thế vận hội Olympic Seoul năm 1988. Chỉ những hội viên mới có quyền buôn bán tại chợ và hình thức buôn bán thịt chó bị cấm. Nhiều sản phẩm truyền thống đặc trưng như hoa, quả, rau xanh, thảo dược vẫn được khuyến khích bày bán.

Giai đoạn thứ ba là thời kì biến đổi của chợ truyền thống Moran.

Chợ Moran ngày nay
Chợ Moran ngày nay

Khu đô thị mới Bundang được xây dựng nhằm thu hút dân cư thuộc các tầng lớp trung lưu từ Seoul. Sự hình thành khu đô thị mới này đã tạo nên một bức tường phân tách rõ ràng. Một bên là  phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho dân cư thuộc khu vực Seongnam. Một bên là siêu thị, trung tâm phục vụ nhu cầu dân cư thuộc khu đô thị mới Bundang.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá chợ đá quý ở Ekaterinburg

Ý nghĩa hình thành chợ truyền thống Moran và vai trò của hội thương nhân

Ngay từ khi mới thành lập, hội thương nhân đã thay đổi tên chợ từ chợ Moran thành chợ truyền thống Moran nhằm khắc sâu ý nghĩa của chợ Moran như một không gian văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, hội thương nhân vẫn duy trì hình thức họp chợ theo phiên vào các ngày 4, ngày 9 hàng năm.

Chợ truyền thống không chỉ là không gian trao đổi hàng hóa mà còn trở thành một không gian hò hẹn, trao nhau tình cảm yêu thương.
Chợ truyền thống không chỉ là không gian trao đổi hàng hóa mà còn trở thành một không gian trao nhau tình cảm yêu thương.

Hình thức chợ phiên được công nhận là loại hình di sản văn hóa phi vật thể tại Hàn Quốc. Được tái thiết đúng vào dịp tổ chức thế vận hội Olympic Seoul, chợ truyền thống Moran chứa đựng ý nghĩa văn hóa như một địa điểm du lịch giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc. Từ năm 2000, lễ hội được tổ chức đều đặn mỗi năm một lần vào mùa xuân hoặc mùa thu. Nhằm mục đích tái hiện hình ảnh chợ truyền thống và chấn hưng nền văn hóa nghệ thuật địa phương. Lễ hội này là minh chứng cho nỗ lực của hội thương trong việc tạo không gian văn hóa. Nhằm giúp du khách cảm nhận được truyền thống vượt ra khỏi không gian trao đổi hàng hóa đơn thuần

Như vậy, có thể nói, chợ Moran vẫn tồn tại như một bức tranh sinh hoạt tiêu biểu trong lòng xã hội Hàn Quốc. Ngoài ý nghĩa kinh tế đơn thuần, dường như chợ Moran đang được biết đến nhiều hơn bởi ý nghĩa văn hóa vừa như một di sản văn hóa truyền thống vừa như một địa điểm du lịch hấp dẫn.

Nguồn: lhhtx.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *