Chợ truyền thống ở đô thị

Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống. Chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm. Để so sánh, tổng giá trị thị trường xe hơi của Việt Nam trong 2021 là khoảng 6 tỉ USD. Dù thế, chúng ta chưa biết gì nhiều về giá trị kinh tế, mạng lưới truyền thống rộng khắp này.

Hiếm có không gian nào khiến người ta cởi mở được như ở chợ, nhiều thông tin như ở chợ, lắng nghe được nhịp sống nhiều như ở chợ. Cũng hiếm không gian nào thầm dung chứa những phận người, lặng lẽ như một nhân vật bên lề chứng kiến những đổi thay của làng mạc, của xã hội như chợ.

Chợ Nhật Tảo, cũng như phần lớn chợ truyền thống (cũng phần lớn là nhỏ, lẻ). Những người cóp nhặt khi quả bí, mớ rau, quả trứng, con gà mang ra chợ. Ai “chuyên nghiệp” hơn thì tranh thủ làm hàng xáo, hàng xay, bánh bún bán mỗi phiên. Nhưng thực ra trong số khoảng 8.500 chợ (thống kê của Bộ Công thương) trong cả nước, thì 86% là chợ hạng 3 (chợ nhỏ, chưa xây dựng kiên cố)

Người dân mua thực phẩm tại chợ Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Người dân mua thực phẩm tại chợ Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chợ còn là một bể thông tin dân gian, một “mạng xã hội” sôi động nhất

Nó lưu lại một lịch sử truyền miệng, những câu chuyện không hề có trong bất kỳ xã hội khác. Chợ ghi nhớ lại các dòng sự kiện với lịch sử chính thống, bằng cái đói, no của từng người; bằng những biến động gần gũi nhất với cộng đồng của khu chợ đó.

Chẳng hạn như qua đại dịch COVID-19, lịch sử chính thống và các văn bản hành chính sẽ lưu lại chủ yếu các quyết sách chính trị lớn, đóng hoặc mở cửa các thành phố, các chợ đầu mối, chợ dân sinh nhằm kiểm soát dịch bệnh. Nhưng chợ không “ghi nhớ” như vậy, ký ức của chợ là những đợt tăng giá trứng, tăng giá rau; những lần đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa. Chợ còn ghi nhớ bằng những phận đời gắn liền với chợ, những con người cần cù ở chợ.

Chợ truyền thống ở thành phố

Chợ Bến Thành đìu hiu, ảm đạm, các sạp mở bán thưa thớt - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chợ Bến Thành đìu hiu, ảm đạm, các sạp mở bán thưa thớt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong lúc đó thì chợ truyền thống ở thành phố đang đứng trước xu hướng thu hẹp; dần nhường đất diễn cho các siêu thị, cửa hàng hiện đại. Trong quy hoạch đô thị, từ góc nhìn của nhà quản lý, người ta thấy nhiều điểm bất lợi của mô hình chợ truyền thống: buôn bán nhỏ lẻ, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mất mỹ quan…

Nhưng với “tệp người lao động” của chợ, là bình dân thì cái gì có thể thay thế được chợ? Chợ tạo ra công ăn việc làm cho không biết bao nhiêu người, gấp nhiều lần so với siêu thị. Chợ vẫn là nơi những người tìm được con cá, mớ rau tươi, trong bối cảnh lương không đủ sống.

Tới đây chợ truyền thống ở các đô thị sẽ phát triển như thế nào vẫn là một câu hỏi. Bài toán hiện đại hóa chợ thực ra phải đặt trong bài toán tổng thể của đô thị hóa. Chúng ta mong muốn một đô thị sạch sẽ hiện đại hơn, nhưng không được quyền bỏ quên những người dân quê cũng đang dấn bước vào đô thị, trở thành dân nghèo thành thị và vẫn cần tới chợ.

Tiếp theo sự ra đời của siêu thị là hệ thống các cửa hàng tiện lợi

Là hệ thống các cửa hàng tiện lợi Circle K, Family Mart, Seven Eleven…, Những thương hiệu nổi tiếng của ngành cửa hàng tiện lợi châu Á, thâm nhập thị trường Việt Nam.

Chợ truyền thống có thêm một đối thủ – với bối cảnh thời gian để một cửa hàng tiện lợi mới ra đời chỉ là tích tắc so với thời gian mang tính lịch sử để một khu chợ truyền thống thực sự ổn định, thành hình thành dạng, từ chỗ buôn có bạn, bán có phương.

 Dự báo tăng trưởng thị trường cửa hàng tiện lợi ở châu á theo quốc gia (%)
Dự báo tăng trưởng thị trường cửa hàng tiện lợi ở châu á theo quốc gia (%)

Đến khi thương mại điện tử ra đời 5 năm sau nữa, khi những cái tên như Tiki, Shopee, Lazada… tràn ngập tất cả ngóc ngách của hầu như mọi trang tin điện tử; rồi sự đột phá của các group mua bán trên Facebook, Zalo, nhóm chat nhà chung cư…. Chợ truyền thống chính thức đứng trước sự thật nghiệt ngã, nhiều khu chợ sẽ không còn khách hàng. Không phải vì mô hình chợ truyền thống làm gì sai, ngược lại mô hình đó chẳng làm gì cả!

Trong cuộc chiến giành giật chiếc giỏ của người nội trợ, các hình thức kinh doanh hiện đại đang dần thể hiện ưu thế không thể đảo ngược. Điểm yếu của họ về mặt giá cả cũng chỉ là trong giai đoạn khởi đầu. Khi số lượng địa điểm – “mapping” của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi họ đã phủ đủ rộng, giá cả cũng trở nên cạnh tranh hơn nhiều.

Chợ truyền thống dần nghiêng về hướng phát triển văn hóa và bảo tồn di sản bản địa

Chợ truyền thống vẫn đang đảm nhiệm 90% hàng hóa, bữa ăn ở những vùng nông thôn
Chợ truyền thống vẫn đang đảm nhiệm 90% hàng hóa, bữa ăn ở những vùng nông thôn

Ở những đô thị nhỏ và vùng nông thôn, chợ truyền thống vẫn là nơi buôn bán chủ yếu của phần đông dân cư bởi nhiều lý do: thói quen, sự tiện lợi của không gian rộng rãi, những đặc tính riêng biệt về văn hóa và không gian giao tiếp cộng đồng – thứ mà chỉ chợ truyền thống mới có.

Có thể bạn quan tâm: Chợ truyền thống tại Đồng Nai: Thay đổi để phát triển

Do vậy, chợ truyền thống dần nghiêng về hướng phát triển văn hóa và bảo tồn di sản bản địa. Nói nghe to tát, thực tế thì đơn giản thôi: đi du lịch Mũi Né thì phải đi chợ cá làng Chài ở Hòn Rơm; đi tour Hà Giang – Mèo Vạc là phải chạy thêm mấy mươi cây số để đến chợ tình Khâu Vai – dẫu nó không bao giờ còn như xưa.

Thật ra với du khách người Việt tới một đô thị bất kỳ, rẽ vào khu chợ chính của nơi đấy vẫn là một nghi thức gần như không thể bỏ qua. Những đặc tính văn hóa bản địa đấy, siêu thị hay trung tâm mua sắm khó thể có được.

Nguồn tin: Báo tuổi trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *