Choáng váng khi gần 50% mẫu rau quả ở chợ đầu mối TP.HCM có dư lượng hóa chất

Gần 50% mẫu xét nghiệm thực phẩm, rau quả được lấy ở các chợ đầu mối (nông sản) ở TP. HCM có dư lượng hóa chất, 40% mẫu hải sản phát hiện kim loại nặng…

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn là điểm trung chuyển, cung ứng hàng thực phẩm, nông sản phía tây bắc Thành phố đồng thời là chợ thịt heo lớn nhất ở TP.HCM.
Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn là điểm trung chuyển, cung ứng hàng thực phẩm, nông sản phía tây bắc Thành phố đồng thời là chợ thịt heo lớn nhất ở TP.HCM.

Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM (Ban An toàn) mới đây cho biết:

Đã tiến hành lấy mẫu các sản phẩm tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” gửi kiểm tra. Kết quả đã gây sửng sốt cho người tiêu dùng.

TEST TỚI ĐÂU, THẤY “ĐỘC DƯỢC” TỚI ĐÓ

Các mẫu được lấy ngẫu nhiên mang đi xét nghiệm phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có cả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép.

Ban An toàn cho biết:

Đã phát hiện hoạt chất Carbendazim dùng trị nấm trên các loại rau như cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh… Hoạt chất Permethrine (thuốc trừ sâu) cũng được tìm thấy trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống. Hoạt chất Cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh, củ cải trắng. Hoạt chất Imidacloprid trên cải ngọt, cà chua; các hoạt chất Chloramphenicol, Ciprofloxacin và Enrofloxacin trên các sản phẩm thủy hải sản…

Tại ba chợ đầu mối lớn nhất TP.HCM (chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, chợ đầu mối Bình Điền). Ban An toàn phát hiện tỷ lệ lượng thuốc bảo vệ thực vật rất cao trong rau củ, trái cây. Có 271/570 mẫu nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất cao, chiếm tỷ lệ 47,54%.

Với nhóm hải sản đánh bắt bị nhiễm kim loại nặng có 42/100 mẫu phát hiện nhiễm Cadmium vượt mức cho phép, chiếm tỷ lệ 42%. Được biết, Cadmium khi nhiễm vào đất hay cơ thể người sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nó ảnh hưởng tương đương với thủy ngân và chì.

Nhóm thủy sản nuôi, phát hiện tồn dư kháng sinh cấm sử dụng. Gồm: Ciprofloxacin 37/100 mẫu, tỷ lệ 37%; Enrofloxacin 49/100 mẫu, cùng nhiều dư lượng hóa chất khác.

Có thể bạn quan tâm: Khuyến khích đầu tư phát triển chợ hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM:

Thời gian qua, việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau quả nhất là tại các tỉnh, mặc dù có nhiều chuyển biến song hiệu quả chưa cao, việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân chưa được kiểm soát, kiểm soát chặt chẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ