Hợp đồng cấp bảo lãnh đối ứng

Bảo lãnh đối ứng là dịch vụ phổ biến trong tín dụng ngân hàng. Vậy bảo lãnh đối ứng là gì? Và hợp đồng bảo lãnh đối ứng ra sao?

1. Bảo lãnh đối ứng là gì?

Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng định nghĩa về bảo lãnh đối ứng (tiếng Anh là Reciprocal Guarantee) như sau:

Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.

2.Hợp đồng cấp bảo lãnh đối ứng 

HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

SỐ: …………………

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, hai Bên gồm:

Bên bảo lãnh: ………………………

Căn cước công dân số: … Do Cục cảnh sát ĐKQL và: …

Cấp ngày: …… Có giá trị đến: ……

Địa chỉ thường trú: …………………

Địa chỉ tạm trú: ………………………

Địa chỉ liên hệ: ………………………

Điện thoại: ………  E-mail: …………

Bên được bảo lãnh: …………………

Mã số doanh nghiệp: …  Do Phòng ĐKKD: …

Cấp lần đầu ngày: …… Cấp lại lần … ngày: …

Trụ sở: …… Điện thoại: ……………

Người đại diện: …… Chức vụ: ……

Điện thoại: …… E-mail: ……………

Theo giấy ủy quyền số: …  Ngày: …

Đã thỏa thuận ký Hợp đồng bảo lãnh như sau: ……

Điều 1. Nghĩa vụ được bảo lãnh

1.1. Bên bảo lãnh đồng ý bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đôì với Bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ).

1.2. Nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ [… ] bao gồm (toàn bộ hoặc một phần) […… ] theo Hợp đồng [… ] số [………] ngày [ … ] giữa Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh là [………..].

1.3. Bên nhận bảo lãnh (bên có quyền) là: […… .]

1.4. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ đã được hoàn thành, được bù trừ hoặc chấm dứt;

– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho Bên bảo lãnh;

– Các trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên và do luật quy định.

Điều 2. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

2.1. Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ .

2.2. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: [………… ]

Điểu 3. Quyển của Bên bảo lãnh

3.1. Được hưởng thù lao bảo lãnh: […… ] đ ([… ]đồng)

3.2. Không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp Bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với Bên được bảo lãnh.

3.3. Có quyền yêu cầu Bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.4. Yêu cầu Bên được bảo lãnh đưa tài sản để xử lý thu hồi nợ cho Bên bảo lãnh trong trường hợp Bên được bảo lãnh không thanh toán cho Bên bảo lãnh.

Điều 4. Nghĩa vụ của Bên bảo lãnh

4.1. Phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho Bên được bảo lãnh khi được Bên nhận bảo lãnh yêu cầu, nếu Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

4.2. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

4.3. Bồi thường thiệt hại cho Bên nhận bảo lãnh trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh

5.1. Không phải thực hiện nghĩa vụ đối với Bên nhận bảo lãnh, trong trường hợp Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho Bên bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

5.2. Phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Bên bảo lãnh, trong trường hợp Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay cho Bên được bảo lãnh.

5.3. Phải trả phí bảo lãnh cho Bên bảo lãnh theo thỏa thuận giữa hai Bên.

Điều 6. Cam đoan của các bên

6.1. Cả hai Bên cùng cam đoán:

– Các thông tin về mỗi Bên đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Việc ký kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng này;

– Đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc ký kết Hợp đồng này.

6.2. Các Bên có các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.

Điểu 7. Thỏa thuận khác

7.1. Các nội dung khác: [……… .]

7.2. Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này và Hợp đồng được bảo đảm bằng Hợp đồng này được gộp vào để giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tô’ tụng trọng tài của Trung tâm này. Bên thua kiện có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí hên quan đến vụ án.

7.3. Hợp đồng này được lập thành [….] bản, mỗi bên giữ […] bản, có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh.

BÊN BẢO LÃNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu có)

 BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu có)

Xem thêm: Hợp đồng cho thuê sạp chợ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ