Kiot và shophouse chợ có là kênh đầu tư hiệu quả ?

Shophouse là gì?

Người ta biết đến Shophouse bắt đầu vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Shophouse (Tên tiếng anh) còn sở hữu nhiều cái tên khác nhau như: nhà phố thương mại, căn hộ kinh doanh,… Về cơ bản, shophouse chính là một căn hộ được sử dụng vừa làm nhà ở vừa làm nơi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Thông thường, shophouse sẽ được thiết kế liền kề với nhau tạo thành một khu phố kinh doanh thương mại sầm uất.


Mô hình chợ mới với Shophouse xung quanh bên ngoài và kiot bên trong

Kiot là gì?

Kiot là một thuật ngữ khá phổ biến trong kinh doanh và có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “kiosque”. Vậy kiot là gì? Trong từ điển nó được dịch ra là quầy hàng nhỏ.

Như định nghĩ này thì ta có thể hiểu đây là dạng mặt bằng kinh doanh có quy mô nhỏ. Thường sử dụng dưới dạng cho thuê. Nhân viên túc trực tại đây chỉ thường có 1 đến 2 người.

Có nhiều hình dạng kiot khác nhau mà ta có thể bắt gặp như hình tròn, chữ nhật hay hình vuông. Và kích thước của chúng cũng được thay đổi tùy theo mỗi loại mặt bằng khác nhau.

Kiot là gì? 5 lưu khi thuê kiot để kinh doanh bạn cần biết 12

Kiot là gì?

Kiot là dạng mặt bằng có giá thuê đa dạng tùy thuộc vào nơi nó tọa lạc. Ta có thể bắt gặp kiot tại chợ, trung tâm thương mại hay cả sân bay. Và tùy theo chi phí, mô hình, quy mô, mặt hàng bạn kinh doanh mà chọn vị trí cho phù hợp.

Vì sao kiot và shophouse chợ là kênh đầu tư hiệu quả ?

Chợ ở đâu cũng cần vì nó là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh buôn bán các mặt hàng thiết yếu cho đời sống xã hội hàng ngày. Bên cạnh đó còn là rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau. Nhất là ở các khu có mật độ dân cư đông đúc gần các KCN , trường học lớn,.. Thì nhu cầu có khu chợ kinh doanh càng lớn tránh tình trạng chợ cóc; chợ tự phát. Rất nguy hiểm cho giao thông lại mất mỹ quan đô thị .

Nhu cầu xây dựng chợ

Trong quy hoạch vùng, quy hoạch khu vực nào đó nhất thiết phải có Chợ để phục vụ dân sinh ( đây là điều bắt buộc ) . Và trong các quy hoạch xay dựng chợ mới ngày nay, các nhà đầu tư đã tính toán rất kĩ để sao cho mô hình hoạt động hiệu quả nhất. Đáp ứng được đúng yêu cầu và tâm lý vùng miền. VD như :

+ Ở Hà Nội , HCM hay 1 số khu vực trung tâm ở các tỉnh lớn sẽ xây dựng mới các khu trung tâm thương mại lớn có nhiều tầng. Mỗi tầng sẽ bố trí mô hình kinh doanh khác nhau : buôn bán các mặt hàng; vui chơi giải trí;  ăn uống; xem phim,…

+ Nhưng ở 1 số vùng miền khác nơi tập trung đa số các bà các mẹ đi chợ thì làm sao phải là thuận tiện nhất, không có nhiều tầng. Đây chính là lý do mà có cả kiot và shophouse chợ trong thiết kế

Nhà nước hiện nay có chính sách xã hội hóa chợ. Tức là nhà nước sẽ không bỏ tiền ra đầu tư xây dựng nữa mà kêu gọi các đơn vị đủ năng lực vào xây dựng. Và sau này sẽ quản lý để thu hồi vốn và có lãi


Hình ảnh chợ phố Mới Quế Võ mới đi vào hoạt động

Lợi nhuận của chợ

Rất ít nhà đầu tư nhỏ trong lĩnh vực BDS quan tâm tìm hiểu để đầu tư về bất động sản chợ. Họ không biết, đây lại chính là sản phẩm có lợi nhuận rất tốt . Nhưng chỉ cần hỏi thăm những tiểu thương đang kinh doanh ở các chợ là biết được ngay lúc đầu người ta cần số tiền bao nhiêu. Sau đó giá trị nó tăng lên như thế nào ?

Ở Những khu chợ lớn đầu mối như chợ vải Ninh Hiệp Gia Lâm, chợ Đồng Xuân Hoàn Kiếm, chợ Hôm Hoàn Kiếm,… thì 1 kiot nho nhỏ có diện tích khoảng 10 – 15m2. Có giá bán tới vài tỉ bạc. Đặc biệt ở chợ Ninh Hiệp có kiot được trả gần 20 tỷ mà không muốn bán

Còn ở các chợ nhỏ hơn ở trung tâm các tỉnh , các huyện thì giá ki ot cũng lên tới cả tỷ hoặc 2 tỷ mà không ai bán. Vì bán rồi thì sẽ không có chỗ để kinh doanh

Nhưng mà giá ban đầu góp vào thì lại là con số khá nhỏ. Chì vài chục cho tới vài trăm triệu mà thôi. Giá bán các kiot, shophouse chợ tăng lên ít hay nhiều còn tùy thuộc vào lượng khách đến mua bán tại chợ. Càng đông càng kinh doanh có lãi thì giá bán càng tăng nhanh. Có chợ chỉ đi vào hoạt động được 1 –  2 năm mà giá trị kiot đã tăng lên gấp đôi . Chợ Hàng Da Hà Nội lúc đi vào hoạt động vài năm trước thì giá bán 1 gian hàng đã lên tới vài tỷ

Một số hình thức đầu tư vào kiot và shophouse

Một hình thức quen thuộc đó là mua các kiot và shophouse chợ rồi sau này lại cho thuê lại. Đây cũng là cách rất hay, đem lại dòng tiền ổn định cho gia đình mà mức đầu tư ban đầu không quá lớn .VD bài toán đầu tư theo hình thức này như sau :

+ Số tiền ban đầu cho kiot là 200tr , được sử dụng 50 năm . Vậy mỗi năm chỉ mất có 4tr đồng. Nếu cho thuê kiot ở các chợ bình thường , chưa tính khu vực buôn bán rất tốt thì giá thuê là 2tr/ tháng. như vậy 1 năm thu được 24 triệu

+ Hoặc là có thể tự kinh doanh buôn bán các mặt hàng , đều đều mỗi tháng cũng được chục triệu ( các cửa hàng bán thịt hiện nay đều đều là 15 – 20tr/ tháng ) mà không cần phải mất tiền thuê .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *