Nhà ở xã hội ‘Giấc mơ chỉ là giấc mơ’ của người thu nhập thấp

Nhà ở xã hội là gì ?

Vấn đề nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại đô thị được Chính phủ tập trung giải quyết với nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ và ba quyết định Thủ tướng tập trung cho ba đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp (gọi tắt: công nhân); và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Nhà ở xã hội ‘Giấc mơ’ của những người thu nhập thấp
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ. Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Nhà ở dành cho những người có thu nhập thấp
Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư và xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.
Đối tượng mua nhà ở xã hội:
Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.
Điều kiện để mua nhà ở xã hội:
3 đối tượng thuộc diện trên khi muốn thuê và thuê mua nhà ở xã hội phải có một số điều kiện sau:
Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.

Hiện thực tàn khốc- Nhà ở xã hội có thực sự dễ đối với những người có thu nhập thấp ?

Điều đáng nói là, Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong khi trên thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã muốn mua, thuê nhà ở xã hội để cho người lao động của họ thuê lại để ở là rất lớn.

Để phát triển được nhà ở xã hội, thu hút được chủ đầu tư tích cực tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi các chính sách ưu đãi phải đủ hấp dẫn. Nhưng hiện nay, các chính sách ưu đãi chưa thực sự tạo “lực hút” và khuyến khích chủ đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.

Nhà ở cho người đô thị thu nhập thấp: Đừng để giấc mơ mãi là giấc mơ!
Việc giải quyết nhà ở xã hội luôn phải đối mặt với hai vấn đề quan trọng nhất: một là tìm nguồn vốn để phát triển nhà trong đó có phần hỗ trợ cho người đủ tiêu chuẩn sử dụng nhà ở xã hội (tìm nguồn để cho); hai là tìm cách phù hợp để lựa chọn người đủ tiêu chuẩn theo đúng thứ tự ưu tiên (tìm người xin để cho).
Cả việc tìm nguồn và tìm người đều không quá khó khăn đối với khu vực công nhân và học sinh, sinh viên, vì nơi ở chỉ cần trong thời gian làm việc hoặc học tập tại đó, không gắn nơi ở với sinh kế của gia đình, số lượng cũng không lớn.
Khó khăn nhất vẫn là giải pháp hỗ trợ để người thu nhập thấp khu vực đô thị có được chỗ ở, khó cả về tìm nguồn và phức tạp về tìm người. Vấn đề tìm nguồn đầu tư hãy tạm đặt riêng ra một bên. Việc bất cập nằm ở tính phức tạp của việc tìm đúng người thu nhập thấp khu vực đô thị theo thứ tự ưu tiên hợp lý để được nhận chỗ ở.

Giải pháp được đưa ra

Hình ảnh minh họa

Cách thức lựa chọn người thu nhập thấp khu vực đô thị như pháp luật quy định hiện nay có những điểm giống và khác với thời kỳ bao cấp mà chúng ta đã làm. Trước đây, việc lựa chọn người được “cho nhà ở” là do thủ trưởng cơ quan quyết định trên cơ sở ý kiến bình xét của công đoàn cơ quan đó. Còn người “xin nhà ở” thì hầu hết ở cơ quan, trừ những người đã được phân nhà, người đã được cấp trên nữa cho nhà và một vài người khí khái không muốn xin do cảm thấy mình bị xúc phạm.
Hiện nay, quyền xét duyệt nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị nằm trong tay lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội và sở xây dựng của địa phương, không có sự tham gia của cộng đồng.
Để hiện thực hóa được 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, để người nghèo chạm đến được ước mơ về nơi an cư để lạc nghiệp, rất cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế chính sách, bổ sung những khoảng trống pháp lý liên quan đến nhà ở xã hội.
Cùng với đó, sớm triển khai các quy định, chính sách ưu đãi đã được ban hành để tạo cơ hội người nghèo tiếp cận với nhà ở xã hội. Nếu làm tốt được điều này, chính là chúng ta đã “không để ở lại phía sau”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *