Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định được cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Theo ông Châu, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN ngày 30.11.2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 9.12.2015 hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội đối với các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định, sẽ có hiệu lực từ ngày 20.1.2022.
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 20 trên quy định: “Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP”, nên đã loại bỏ “đối tượng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội” kể từ ngày 20.1.2022 sẽ không còn được vay vốn tín dụng ưu đãi tại các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định, mà chỉ còn được vay vốn ưu đãi để “xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”.
Ngân hàng Nhà nước không cho phép các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định cho vay
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước không cho phép các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định cho vay vốn tín dụng ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Dẫn đến các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội là những người bị thiệt thòi nhất.
Thực tiễn hơn 15 năm qua, các ngân hàng được Nhà nước chỉ định đã thực hiện rất tốt. Rất hiệu quả việc cho vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Kể cả việc thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2013-2016. Các ngân hàng thương mại đã làm rất tốt.
Ông Châu phân tích, trong giai đoạn 2013-2016, Ngân hàng Chính sách xã hội đã không tham gia thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng. Và đặc biệt mới chỉ tham gia cho vay ưu đãi nhà ở xã hội thời gian gần đây.
Ngoài ra, Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách. Ngân hàng Chính sách xã hội hầu như mới chỉ cho một số hộ gia đình, cá nhân vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội“. Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chỉ cam kết từ 1 đồng vốn cấp từ ngân sách nhà nước thì huy động thêm được 1 đồng vốn của xã hội mà thôi.
Những đề nghị đổi mới của chủ tịch HoREA
Chủ tịch HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng vẫn giữ nguyên quy định cũ. Không loại bỏ “đối tượng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội”.
Vị này cũng đề xuất, năm 2022, khi xem xét xây dựng Đề án Luật Nhà ở (sửa đổi). Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014. Bổ sung thêm cụm từ “mua, thuê mua nhà ở xã hội” để đảm bảo sự thống nhất. Đồng bộ của các quy định pháp luật về chính sách ưu đãi tín dụng về nhà ở xã hội.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Nông dân 5 tỉnh mang đặc sản lên bán tại “Phiên chợ nông sản Việt trực tuyến”
- Làm việc với đoàn Liên hiệp Hợp tác xã OCOP Việt Nam
- Long An đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ nước ngoài
- Thị trường bất động sản Long An chuyển mình
- Hà Nội: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn điện tử