Saigon One Tower- Cú lột xác ngoạn mục sau 10 năm

​Saigon One Tower – 10 năm đứng đó biết bao là buồn…

Cụ thể, quyền sở hữu và quyền khai thác bao gồm tầng hầm, khu trung tâm thương mại, khu văn phòng cho thuê, các công trình phụ; quyền sở hữu 14.954,8m2 diện tích khai thác kinh doanh thực tế của khu căn hộ cao cấp.

Một mặt tiền của tòa nhà phía đường Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM Ảnh: HỮU THUẬN

Đây là tài sản đảm bảo đầu tiên bị thu giữ theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.

Như vậy, coi như 10 năm trời với bao vấn đề và bức xúc đã có điểm dừng. Dù vậy, giới trong ngành cho rằng đó cũng mới chỉ là điểm dừng tạm thời. Mọi chuyện vẫn còn ở phía trước tòa nhà sừng sững này.

Tòa nhà Saigon One Tower (bìa trái) bị cho là gây mất mỹ quan thành phố Ảnh: HỮU THUẬN

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia Tài chính Ngân hàng, trong trường hợp có tranh chấp thì VAMC phải nhờ đến các cơ quan công lực để có thể giám sát, hỗ trợ thu hồi tài sản theo quy định của nghị quyết 42.

“Không loại trừ kịch bản cả hai bên tranh chấp và kéo nhau ra tòa. Trong trường hợp này Nghị Quyết 42 có quy định tòa sẽ xử lý theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, quy định này đến bây giờ cũng chỉ mới trên nghị quyết 42 chứ thủ tục rút ngọn như thế nào về pháp lý, thời gian thì còn phải chờ thêm tòa án giải thích”, ông Hiếu cho biết.

“Dự án đó đã có cả chục năm rồi, không thể hoàn thiện, các nhà đầu tư và những người đi vay ngân hàng đã không có khả năng thanh toán, cũng không có khả năng hoàn thiện dự án. Nghị quyết 42 của Quốc Hội vừa mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15-8 là cơ sở pháp lý để VAMC sẽ thu hồi tài sản đảm bảo là dự án Saigon One Tower

Thời gian gần đây, cái tên Saigon One Tower bất ngờ gây sốt. Lý do gì khiến tòa cao ốc bị “đóng băng” cả một thập kỷ bỗng nhiên được chú ý đến vậy?

Quá khứ hoang tàn và hình ảnh mới

Nhắc đến Saigon One Tower là nhắc đến khoảng thời gian rất dài người dân Tp.HCM phải chứng kiến một “bóng đen” sừng sững án ngữ trong những góc hình vốn dĩ đẹp nhất của thành phố.

Nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi (Quận 1, Tp.HCM), dự án Saigon One Tower được khởi công từ năm 2007 do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư. Với tổng vốn đầu tư 256 triệu USD, tương đương 5.000 tỷ đồng lúc đó, Saigon One Tower được xem là dự án sang trọng bậc nhất TP.HCM thời điểm công bố.

Tuy vậy, khi đã xây dựng được 80%, dự án này bất ngờ ngưng trệ kể từ năm 2011 do chủ đầu tư thiếu vốn. Khoản nợ mà dự án được thế chấp trở thành khoản nợ xấu thuộc một vụ án hình sự. Tới năm 2017, Saigon One Tower bị VAMC (Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) thu giữ.

Kể từ đó, dù có nhiều đồn đoán về việc được tái đầu tư song tòa cao ốc này vẫn đứng im, dở dang, hoang vắng không một bóng người, vừa lãng phí nguồn lực đất đai vừa tạo nên bộ mặt “xấu xí” cho thành phố.

Nếu từ năm 2021 về trước, khi tìm thông tin về tòa nhà này thì chỉ hiện ra những vụ án liên quan đến nợ xấu, chủ đầu tư không đủ năng lực khiến dự án “đắp chiếu” kéo dài thì hiện tại, tình hình đã khác.

Chính thức tiếp nhận dòng vốn đầu tư mới cuối năm 2021, Saigon One Tower được đổi tên thành IFC One Saigon. Dự án hiện được quản lý và phát triển bởi Công ty cổ phần Quản lý và Phát triển Viva Land (Việt Nam).

Được thay tên đổi họ, IFC One Saigon cũng lộ diện với thiết kế mới. Công trình cao 185m, được lấy cảm hứng từ con rồng truyền thuyết nên có thiết kế façade hình tam giác khổ lớn, từng lớp kính pha trộn màu sắc ghép lại tạo hiệu ứng vẩy rồng. Với thiết kế này, không chỉ rũ bỏ những hơi thở của quá khứ, IFC One Saigon còn được kỳ vọng sẽ tạo nên diện mạo mới cho thành phố, trở thành một biểu tượng mới.

Phối cảnh dự án IFC One Saigon.

Mặt kính “vảy rồng” đang nhanh chóng được phủ kín, tạo ra diện mạo hoàn toàn mới.

Đáng chú ý, tòa nhà này “lột xác” nhanh đáng kinh ngạc. Mặt kính mới phía hướng về Quận 4 đã được phủ bởi những tam giác khổ lớn có màu pha trộn, tạo nên những mảng “vảy rồng” rực rỡ và dần được hoàn thiện. Đây cũng chính là lý do dự án gần đây thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới bất động sản, các nhiếp ảnh gia cũng như người dân Tp.HCM.

Đi cùng với đó là kỳ vọng sớm được chứng kiến diện mạo hoàn chỉnh hơn của tòa cao ốc, nhất là vào dịp Lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ