Ngày 7.7.2022, tỉnh Hậu Giang ra mắt mô hình “Chợ 4.0 – thanh toán không dùng tiền mặt” tại Chợ Vị Thanh (Thành phố Vị Thanh). Tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hóa bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua ứng dụng trên điện thoại. Thậm chí không có điện thoại thông minh vẫn không phải sử dụng tiền mặt.
Qua hơn 10 ngày thí điểm, mô hình nhận được sự hưởng ứng và được đánh giá mang lại tiện ích cho tiểu thương và người đi chợ. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau mà phương thức thanh toán mới này vẫn chưa được nhiều người biết đến, cũng như một số người cho rằng bất tiện, khó áp dụng.
Là một trong những tiểu thương áp dụng phương thức thanh toán quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại tại chợ Vị Thanh từ ngày 7.7 đến nay, bà Phan Thị Lan cho biết:
Phương thức thanh toán này có nhiều tiện ích như khỏi phải trả lại tiền thừa cho khách, không sợ khách trả bằng tiền giả, dễ quản lý tiền vào tiền ra,…

Tuy nhiên, theo bà Lan, có rất ít khách áp dụng phương thức thanh toán qua mã QR. Đa số khách đến mua gạo đều vẫn dùng tiền mặt.
Tôi thấy, phương thức thanh toán mới này cũng hay, nhưng chủ yếu khách hàng áp dụng là cán bộ, công nhân viên trẻ tuổi, chứ những người còn lại vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Tôi nghĩ, cần có thêm thời gian để bà con quen với cách thanh toán mới này”, bà Lan nói thêm.
Anh Trang Tấn Sơn, phường IV, Thành phố Vị Thanh chia sẻ:
Theo tôi việc thanh toán qua điện thoại như mô hình thí điểm đã qua tại chợ Vị Thanh khá tiện lợi và an toàn. Bởi, mình không phải mang theo nhiều tiền mặt và thanh toán nhanh gọn”.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động:
Tại chợ Vị Thanh vẫn còn nhiều tiểu thương kinh doanh, mua bán các sản phẩm, hàng hóa có mã vạch như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng sữa,… đều chưa áp dụng phương thức thanh toán bằng mã QR hoặc qua số điện thoại trên ứng dụng. Nguyên nhân được các tiểu thương này cho là chưa nghe tới cách thanh toán thông qua công nghệ. Hơn nữa, đa số người đi chợ ở đây đều dùng tiền mặt nên họ vẫn thanh toán bằng tiền mặt như trước đây.
Bà Huỳnh Thị Nhờ – tiểu thương chợ Vị Thanh cho biết.
Tôi chưa nghe việc thanh toán tiền qua điện thoại. Mà bà con mua hàng ở cửa hàng tôi hầu hết là người lớn tuổi, hoặc người ở trong nông thôn nên cũng khó có thể bắt họ thanh toán qua thiết bị này qua thiết bị kia

Bà Lê Thị Thảo (phường 5, TP. Vị Thanh, Hậu Giang) cho biết:
Mỗi lần đi chợ mua đồ, tôi vẫn xài tiền mặt như trước đây. Không phải riêng tôi, mà ở đây tôi thấy hầu hết bà con vẫn dùng tiền mặt. Tôi nghĩ chuyện không dùng tiền mặt đối với người lớn tuổi như tôi rất khó. Bởi, tôi không có xài điện thoại thông minh cũng không xài thẻ ngân hàng. Với lại, tôi đi chợ thường không mua nhiều món ở một cửa hàng, mà mua mỗi món một chỗ. Vậy nên, xài tiền mặt vẫn tiện hơn”.
Có thể bạn quan tâm: Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn từ 3-5 tỷ đồng/chợ

Theo Sở Công thương Hậu Giang cho biết:
Mô hình này hiện vẫn còn đang trong giai đoạn thí điểm, thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá hiệu quả. Cũng như có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tiện ích mới mẻ này.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Dự án chợ Thành Mai xây dựng thành công và đi vào hoạt động
- Chợ phiên San Thàng: Nơi hội tụ sắc màu, văn hóa vùng cao
- 5 bí quyết đầu tư Kiot chung cư hiệu quả
- Lịch sử hình thành chợ Hói Đào
- Làm việc với đoàn Liên hiệp Hợp tác xã OCOP Việt Nam