Định nghĩa Shophouse – Nhà phố thương mại
Shophouse là mẫu nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh
Shophouse là gì? Đây là mẫu nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh. Là một hình thức bất động sản được ứng dụng phổ biến tại các nước phát triển như: Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Và ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây cũng đang làm mưa làm gió ở trên thị trường.
Nhà phố thương mại sở hữu nhiều tiềm năng nhưng vẫn chứa những rủi ro
Dưới đây là một số đánh giá cụ thể về nhà phố thương mại cũng như một số rủi ro gặp phải trong quá trình sử dụng Shophouse:
Đánh giá về tiềm năng của Shophouse
Nhà ở Shophouse sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về vị trí, tính thanh toán, di chuyển, lãi suất,…..Cụ thể:
– Shophouse sở hữu vị trí đắc địa, nơi có đông người qua lại. Bởi đa số các căn hộ đều nằm ở tầng trệt của các căn hộ, tòa nhà lớn. Do đó, các căn hộ thường tiếp cận được đông đảo khách tiềm năng.
– Số nhà ở shophouse ít hơn so với những hạng mục khá. Vị trí đẹp kết hợp với số lượng đối thủ cạnh tranh ít sẽ giúp các đơn vị kinh doanh tại Shophouse trở nên thuận lợi hơn.
– Sử dụng shophouse đa năng, đa số các nhà ở được xây từ 2 tầng tách biệt trở lên. Do đó, chủ nhân của nó có thể sử dụng với đa dạng chức năng khác nhau như: Mở cửa hàng, cho thuê văn phòng,….
– Dễ dàng di chuyển, căn hộ shophouse thường được xây dựng ở các vị trí gần với chỗ đỗ xe bên đường và lên xuống chung cư. Vì thế, khách hàng dễ dàng di chuyển đến và đi khi tới các căn hộ .
– Căn hộ shophouse có tính thanh khoản cao. Thuận lợi về các yếu tố vị trí, số lượng hạn chế nên các nhà đầu tư có thể dễ dàng cho thuê và kinh doanh buôn bán.
Shophouse sở hữu vị trí đắc địa, nơi có đông người qua lại
Nhược điểm của shophouse
– Giá thành cao: Vì nhưng ưu điểm vượt trội nên các căn shophouse thường có giá cao.
– Thời hạn giấy chứng nhận: Trong trường hợp là đất dự án của các chủ đầu tư, thời hạn sử dụng đất thường không quá 50 năm (mặc dù khi có nhu cầu sẽ được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng).
– Shophouse trong nhiều trường hợp không mang lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi: Nhiều người mua với mục đích chủ yếu là mua đi bán lại để sinh lời.
Tuy nhiên lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhu cầu của người mua, số lượng dân cư trong khu vực đó, thậm chí các dự án mang tính thời điểm nên hiệu quả kinh doanh có thể không như mong đợi.
Con số thực tế về tiềm năng phát triển của Shophouse
Theo báo cáo của CBRE, dự báo nửa cuối năm 2021, xu hướng đầu tư shophouse vẫn tiếp tục tăng dựa vào tỷ lệ biên độ lợi nhuận ổn định.
Thống kê của CBRE cho thấy, lợi nhuận từ việc cho thuê shophouse đạt khoảng 12 đến 15%/năm, con số khá hấp dẫn so với gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán hay mua vàng trước bối cảnh bệnh dịch diễn biến phức tạp hiện nay.Ngoài ra sức hút của loại hình shophouse còn đến từ giỏ hàng vô cùng khan hiếm trong mỗi dự án.
Cụ thể tỷ lệ shophouse thường chỉ chiếm từ 2% – 5% trong một dự án lớn.
Chưa kể ở thị trường TP.HCM với quỹ đất khan hiếm, một shophouse có pháp lý đầy đủ, chủ đầu tư uy tín, vị trí đẹp thì tính thanh khoản vô cùng cao, tiềm năng sinh lời vượt trội rất lớn so với nhiều loại hình khác.
Từ đầu 2022 đến nay, shophouse ghi nhận tỷ lệ cho thuê, mua đi bán lại đạt đến 80-100%. Nhu cầu về căn hộ tại thị trường TPHCM luôn rất cao, thu hút lực cầu tìm mua bất động sản (BĐS) trên cả nước – cho thấy tệp khách hàng này vẫn không ngừng gia tăng, kéo theo tiềm năng sinh lời của sản phẩm.
Những lưu ý để tăng hiệu quả khi đầu tư vào căn hộ Shophouse
Tuy nhiên để đầu tư hiệu quả, hai yếu tố chủ chốt mà nhà đầu tư cần quan tâm là vị trí dự án và uy tín chủ đầu tư. Do vị trí quyết định đến 70% khả năng sinh lời của shophouse, vì vậy cần quan sát kỹ xem nơi dự án tọa lạc giao thông có thuận tiện, lượng khách vãng lai có khả quan hay không.
Nếu tọa lạc giữa khu vực có cơ cấu dân số phát triển, hạ tầng kết nối bài bản, mức độ khan hiếm cao… thì khả năng sinh lời cao gần như là tất yếu.
Yếu tố thứ hai cần lưu tâm chính là uy tín của chủ đầu tư. Bởi chủ đầu tư uy tín mới đảm bảo chiến lược phát triển, trình độ quản lý dự án chuyên nghiệp, từ đó tạo nên cộng đồng cư dân chất lượng – cũng chính là khách hàng tiềm năng của shophouse khi dự án đi vào hoạt động.
Với mức sống ngày càng cao, căn hộ kinh doanh không chỉ còn là sản phẩm phục vụ duy nhất một mục đích kinh doanh như trước đây, mà còn hướng đến việc nâng cao chất lượng các trải nghiệm sống.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Cắt lỗ- Cơ hội cho những nhà đầu tư có tiềm lực trong năm 2022
- Tin nóng tuần qua: Tăng trưởng GDP Việt Nam mạnh nhất châu Á
- Chợ truyền thống và chợ hiện đại khác nhau như thế nào ?
- Hợp tác quốc tế cùng xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững
- Hàng Việt thống lĩnh chợ tết