Sổ đỏ là gì ?
Sổ đỏ
Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.
Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Hình thức bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, đa phẩn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đúng tên trên giấy chứng nhận.
Sổ hồng là gì ?
Sổ hồng
Sổ hồng: Là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa ngoài có màu hồng với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo Điều 11 Luật nhà ở năm 2005, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:
a. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
b. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Sổ đỏ và Sổ hồng có giá trị như nhau?
Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Như vậy, thực tế hiện nay đang tồn tại, cùng lưu hành 3 loại Giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” trang bìa màu đỏ, “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” trang bìa màu hồng và “Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” trang bìa màu hồng.
Cả 3 loại Giấy chứng nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau và không phải đổi sang mẫu mới.
Về giá trị thực tế của Sổ đỏ và Sổ hồng phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…). Do vậy, giá trị của từng loại sổ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cách nhận biết giấy tờ giả khi mua đất
Với công nghệ phát triển như hiện nay thì việc in ấn sổ giả được nhiều đơn vị tinh vi làm với mục đích trục lợi. Để phòng bị tiền mất, tật mang, khách hàng nên nắm được những phương pháp nhận biết dưới đây trước khi thực hiện giao dịch mua bán, sang nhượng bất động sản đất nền.
Kiểm tra giấy tờ bằng kính lúp
Đối với giấy tờ giả: các họa tiết, hoa văn màu hồng được tạo bởi dải mực đều màu hồng.
Sổ giả
Đối với giấy tờ thật: các họa tiết, hoa văn màu hồng được tạo nên bởi các chấm mực nhỏ màu hồng.
Sổ thật
Sử dụng đèn pin
Bạn sử dụng đèn pin chiếu xiên 1 góc 10 độ – 20 độ ở góc bên phải mặt trước sổ hồng. Vị trí nằm trên mặt giấy ở nơi có hình dấu tại góc dưới bên tay phải của mặt trước phần dấu nổ.
Nếu là sổ giả thì hình dấu sẽ được in lõm và không rõ nội dung. Mã số hiệu không được in giữa trung tâm mà được in lệch sang một bên.
Nếu là sổ thật, hình dấu được in nổi và nhìn rõ hình nổi là Quốc hiệu Việt Nam, mã số hiệu được in đúng tâm Quốc Hiệu.
Kiểm tra tại các vị trí có khả năng bị tẩy xóa cơ học
Bạn kiểm tra tại các vị trí:
Số tờ, số thửa, mã vạch
Số tờ vào sổ quyết định
Loại đất
Thời hạn sử dụng
Hình thức sử dụng
Diện tích (bằng số, bằng chữ)
Bên cạnh đó, đối với các sổ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung, dấu giáp lai của trang phụ lục đính kèm với sổ. Bạn hãy kiểm tra xem các vị trí này có bị tẩy xóa hay không. Nếu như giấy tờ đã được mang đi thế chấp nhiều lần thì cần kiểm tra kỹ dấu và chữ ký của văn phòng đăng ký nhà đất.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Các phương pháp thẩm định giá bất động sản
- Những bài học rút ra từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc
- CHỢ VỊ THANH – CHỢ QUÊ GIỮA LÒNG THÀNH PHỐ
- Tìm hiểu một số khu chợ ẩm thực tại Sài Gòn
- RA MẮT VĂN PHÒNG BĐS VÀ TRUNG TÂM OCOP TẠI VĨNH PHÚC