Nhắc đến Sài Gòn thì ai cũng biết ở đây nổi tiếng với các chợ ẩm thực đường phố đa dạng phong phú. Trào lưu mới toanh này khiến những tín đồ ẩm thực đứng ngồi không yên. Các khu ẩm thực chợ Sài Gòn ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch đến đây. Nếu trước đây muốn ăn phải lăn từng quán thì bây giờ đã tất cả các quán tập trung lại một chỗ, rất thuận tiện để thưởng thức các món ăn phong phú cũng như thỏa mãn những cơn đói cồn cào.
Khu Ẩm Thực Chợ Bà Hoa Sài Gòn

Khu ẩm thực chợ Sài Gòn này bán tất tần tật các đặc sản miền trung nên khỏi đi đâu cho xa cứ ghé chợ này là thấy miền trung thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn. Cuối tuần cứ vi vu qua chợ ngửi ít mùi mắm nêm, ăn dĩa ốc hút, lễ dĩa ốc gạo…
Mức gừng miền Trung cay, khô giòn, ít ngọt là sản phẩm được mọi người chọn mua.
Vào những ngày đầu thành lập, chợ chỉ bán các mặt hàng phục vụ ngành may mặc, vì nhu cầu của người miền Trung sống tại Sài Gòn các thương lái bắt đầu chuyển hướng sang buôn bán đặt sản.
- Địa chỉ: Trần Mai Ninh, P.12, Quận Tân Bình, TP. HCM
- Giờ mở cửa: 14:00 – 20:00
- Giá: 10.000đ – 30.000đ
Chợ Lớn Sài Gòn – Chợ Ẩm Thực Lớn Sài Gòn
Chợ Lớn là một trong những ngôi chợ lâu đời nhất của thành phố sau đó được đổi tên là chợ Bình Tây.
Khu ẩm thực chợ Sài Gòn này đa số là người Hoa sinh sống nên các món ăn đều thiên về hướng món Hoa, từ chè cho đến món mặn. Ai yêu thích đồ Hoa thì ghé qua khu này nha.
Với thực đơn rất phong phú và hấp dẫn luôn quyến rũ khách du lịch trong và ngoài nước thậm chí cả những người bản xứ. Vì thức ăn nơi đây đa phần là những nguyên liệu chú trọng đến dinh dưỡng và sức khỏe.
Ngoài việc tham quan, mua sắm, bạn còn được tận mắt chứng kiến một cuộc sống hết sức sôi động của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: Chợ Bình Tây, 57A Tháp Mười, P.2, Q.6, TP.HCM
- Giờ mở cửa: 2:00 – 22:00
- Giá: 10.000đ – 50.000đ
Khu Ẩm Thực Chợ 200 – Chợ Ẩm Thực Sài Gòn

Nếu bạn muốn tìm hiểu về “văn hóa ăn vặt” của người Sài Gòn thì nhất định phải ghé chợ Xóm Chiếu hay còn gọi là chợ 200 – nơi được mệnh danh là “Thánh địa ăn vặt khu Quận 4”.
Các thánh ăn vặt đến đây coi chừng sẽ cháy ví trong khu chợ Xóm Chiếu (quân 4) bởi nơi này quy tụ cả trăm hàng quán san sát nhau, món ăn nơi này không những ngon mà còn đa dạng nữa.
- Địa chỉ: Chợ 200, Xóm Chiếu, Quận 4, TP. HCM
- Giờ mở cửa: 7:00 – 16:00
- Giá: 10.000đ – 22.000đ
Khu Ẩm Thực Đêm Chợ Tân Định

Khu ẩm thực chợ Sài Gòn này còn được gọi là khu chợ “nhà giàu” vì giá cả mọi thứ đều khá chát so với những chợ khác. Bù lại ở chợ này có rất nhiều món ăn ngon bá cháy, cũng có nhiều món giá bình dân.
Hàng hóa tại chợ có nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Nhiều mặt hàng có chất lượng tốt nhưng cũng có những sản phẩm có chất lượng trung bình nhưng giá bán lại rẻ, đáp ứng nhu cầu của những người có thu nhập chưa cao.
- Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Hữu Cầu, P.Tân Định, Quận 1, TPHCM
- Giờ mở cửa: 17:00 – 2:00
- Giá: 60.000đ – 90.000đ
Chợ Bến Thành – Nét Đặc Trưng Sài Gòn

Khu chợ trung tâm thành phố này thu hút rất nhiều du khách nước ngoài, vì vậy ở đây bán rất nhiều đồ ăn để phục vụ nhu cầu của các du khách cũng như phục vụ cho các bạn trẻ hay vi vu ở trung tâm.
.Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm, bắt đầu từ 7h00 tối. Bên hông chợ với các quầy mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo…Đặc biệt là hàng ăn với đủ loại đồ nướng, hải sản, bia và các đặc sản.
- Địa chỉ: Chợ nằm tại Cửa Nam, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Giờ mở cửa: hoạt động từ 4h sáng
- Giá: 10.000đ – 50.000đ
Trên đây là những khu ẩm thực chợ Sài Gòn mà chúng mình đã tìm hiểu được. Nếu có cơ hội đến Sài Gòn thì các bạn có thể lựa chọn các khu chợ phù hợp để thưởng thức các món ăn đa dạng, phong phú cũng như tham quan để hiểu thêm về ẩm thực đường phố nổi tiếng và đời sống của người dân nơi đây. Mong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn .
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Phân khúc bất động sản nào sẽ “sống khỏe” trong năm 2023?
- Khu chợ bày bán hàng tấn vàng, ‘mặc cả’ như mua rau
- Quảng Bình: Để OCOP nâng tầm nông thôn mới
- Phân biệt Bất động sản chợ và Bất động sản thương mại
- Nới room tín dụng có phải là “đũa thần” cho thị trường bất động sản?