Vốn đối ứng là khái niệm thường được nhắc đến trong các dự án ODA. Tuy nhiên không phải ai cũng biết vốn đối ứng là gì, lấy từ nguồn nào, nguyên tắc sử dụng ra sao. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Bất động sản chợ nhé!
Vốn đối ứng là gì?

Theo quy định tại khoản 26 Điều 3 Nghị định 16/2016/NĐ-CP:
- Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
- Vốn đối ứng được ưu tiên bố trí cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm;
- Mục đích của vốn đối ứng nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án.
- Vốn đối ứng được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ví dụ 1: Tổng chi phí để xây dựng cầu Hưng Hà (nối liền 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam) là 2.900 tỷ đồng (Nguồn vốn được huy động từ nguốn vốn ODA của quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam). Giả sử, phía Việt Nam góp 40% tổng dự án (khoảng 1160 tỷ) thì vốn đối ứng là 1160 tỷ.
Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng được quy định tại Khoản 6, Điều 6 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP như sau:
+ Vốn đối ứng được ưu tiên dùng cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ. Từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm.
+ Vốn đối ứng cần được huy động đầy đủ, thực hiện các nguồn vốn, chương trình đã đề ra.
+ Nguồn vốn, mức vốn và cơ chế góp vốn đối ứng cần phù hợp với chi tiêu của chương trình. Dựa trên sự thỏa thuận giữa nhà tài trợ nước ngoài và cơ quan chủ quản thông qua các văn bản, dự án đã được chính quyền cho phép.
Các nguồn vốn này lấy từ đâu?

- Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước;
- Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi);
- Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm: Đầu tư xây dựng chợ có phải là kinh doanh bất động sản không?
Vốn đối ứng chi cho khoản chi phí nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 16/2016/NĐ-CP, vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:
- Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
- Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
- Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Chi phí cho hội nghị, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
- Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
- Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
- Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí khác phải trả cho phía nước ngoài;
- Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
- Chi phí kiểm toán, quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
- Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án. Như khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, trang thiết bị)
- Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá. Giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;
- Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Xu thế kinh doanh đầu tư bất động sản năm 2022
- Đầu tư bất động sản tỉnh thì cần lưu ý điều gì để không bị chôn vốn?
- Vốn đối ứng là gì? Theo nghị định 16/2016/NĐ-CP
- Muốn kinh doanh bất động sản cần điều kiện gì?
- ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI MUA ĐẤT THỔ CƯ