Xã hội hóa đầu tư là gì?

Nhu cầu xã hội hóa xây dựng chợ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay để đáp ứng được sự phát triển đi lên trong sinh hoạt cư dân và xã hội. 

Việc xã hội hóa đầu tư chợ hay việc cho tư nhân bỏ vốn làm cầu đường giao thông để đổi lấy đất làm dự án hay được xây trạm thu phí để thu hồi vốn đều là 1 mô hình giống nhau, chỉ khác về tính chất và quy mô mà thôi.

Việc tư nhân bỏ vốn để làm đường thì rất phổ biến vì là dự án cần số vốn lớn. Và ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người. Nhưng còn việc tư nhân tự bỏ vốn ra làm chợ thay cho nhà nước lại ít người biết đến. Vì số vốn ít và mức độ ảnh hưởng cũng không nhiều.

Xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ đang là vấn đề rất cần thiết
Xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ đang là vấn đề rất cần thiết

Nhu cầu xã hội hóa xây dựng chợ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhưng nguồn lực của địa phương không có, mà để lâu thì đời sống người dân không được cải thiện. Và bộ mặt của khu vực cũng như cảnh quan thành phố sẽ ngày càng xuống cấp.

Để đời sống người dân nhanh chóng được cải thiện, giảm thiểu những vấn đề nguy hại phát sinh trong vệ sinh an toàn thực phẩm và bộ mặt của địa phương sạch đẹp hơn. Việc xây dựng cải tạo chợ dân sinh cũ là điều cần thiết phải triển khai ngay. Và chỉ có cách huy động vốn của cá nhân – doanh nghiệp tư nhân để triển khai.

Dưới đây là trích dẫn thông tin từ 1 bài báo viết về hình thức xã hội hóa của TP. Đà Nẵng

Đáp ứng được chủ trương xã hội hóa của Nhà nước; kêu gọi được những nguồn lực lớn đầu tư kinh phí xây dựng nâng cấp hạ tầng thương mại, tổ chức kinh doanh theo hướng hiện đại hơn, giảm khó khăn cho ngân sách nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng thời, việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh của chợ cũng đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh của các hộ tiểu thương, góp phần xây dựng văn minh thương mại cho chợ truyền thống. Về phía nhà đầu tư, cũng được nâng cao năng lực quản lý, thúc đẩy hoạt động liên kết thương mại, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm thương mại …

Trong đó nổi bật là phải thực hiện tốt công tác dân vận, đảm bảo công bằng hợp lý trong sắp xếp bố trí chỗ bán hàng của các hộ, đảm bảo mức thu lệ phí chợ theo quy định chung, đã được HĐND thành phố quyết định, không để các tiểu thương thiệt thòi quyền lợi. Đối với nhà đầu tư, ngoài việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, đủ sức “chịu đựng” những khó khăn, thua lỗ trong thời gian đầu thì thành phố cũng phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa như cho thuê đất trong thời gian dài (70 năm đối với công ty Nguyễn Kim), miễn giảm tiền thuê đất, trực tiếp đối thoại vận động các hộ tiểu thương

Và tất nhiên là khi cá nhân – doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền vào đầu tư xây dựng lại các chợ cũ thành các chợ mới khang trang sạch đẹp thì nhà nước đã có các cơ chế hỗ trợ và cho các quyền lợi để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư

Nghị định 02/2003 về chợ

Tất cả các vấn đề liên quan đến chợ từ cách thức đầu tư xã hội hóa, triển khai, quản lý vận hành đều được nêu rõ trong nghị định 02/2003 về chợ.
Tất cả các vấn đề liên quan đến chợ từ cách thức đầu tư xã hội hóa, triển khai, quản lý vận hành đều được nêu rõ trong nghị định 02/2003 về chợ.

Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ban hành ngày 14/1/2003 bao gồm 5 chương, 19 điều. Quan trọng nhất là nội dung Chương 2-Quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ

Chương 2QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ

Điều 4. Quy hoạch phát triển chợ.

1. Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; từ nay trở đi Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm Quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải lập theo các nguyên tắc tại khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền theo quy định phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.

2. Các nguyên tắc lập Quy hoạch phát triển chợ:

a) Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; Chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.

b) Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở những vùng sản xuất tập trung về nông, lâm thủy sản

c) Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

3. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 5. Đầu tư xây dựng chợ.

1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; nguồn vốn vay tín dụng; nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ.

3. Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại) chỉ hỗ trợ đầu tư xây đựng một số chợ sau:

a) Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản.

b) Chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư của Nhà nước.

c) Chợ loại 1 theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn.

4. Chủ đầu tư xây dựng chợ thuộc các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư dành cho ngành nghề thuộc khoản 5 Mục II Danh mục A (đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thị) của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích dầu tư trong nước (sửa đổi).

5. Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền:

a) Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh).

b) Sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.

Điều 6. Quy định về Dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ.

1. Chủ đầu tư xây dựng chợ mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ phải lập Dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

2. Việc bố trí các công trình trong phạm vi chợ của Dự án đầu tư xây dựng chợ phải thực hiện đúng các quy trình quy phạm về xây dựng chợ, trong đó chú trọng các quy định sau:

a) Bố trí đầy đủ mặt bằng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.

b) Bố trí các công trình cấp thoát nước, khu vệ sinh công cộng, các thiết bị chiếu sáng, thông gió, bảo đảm vệ sinh môi trường trong phạm vi chợ theo các tiêu chuẩn quy định.

c) Bố trí khu để xe có diện tích phù hợp với dung lượng người vào chợ bảo đảm trật tự an toàn và thuận tiện cho khách.

d) Đối với các chợ loại 1, loại 2 và các chợ đầu mối chuyên ngành phải bố trí khu kho bảo quản, cất giữ hàng hóa, phù hợp với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô và tính chất của chợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *