Vài năm trở lại đây, hình thức xây Kiot xong rồi cho thuê lại đang dần nở rộ. Nhiều người xem đây là một phương thức kinh doanh bất động sản sinh lời hữu ích. Bởi kiot thích hợp với nhiều đối tượng thuê nhà và chi phí xây dựng cần bỏ ra ít. Nếu bạn cũng đang muốn biết xây Kiot bao nhiêu tiền thì đừng bỏ qua bài sau của Bất Động Sản Chợ
Một số loại Kiot phổ biến hiện nay
Với những ai thắc mắc xây Kiot bao nhiêu tiền thì giá xây của nó nhỏ hơn so với nhà ở. Điều này giúp không ít người giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi lựa chọn xây dựng kiot. Đặc biệt, mỗi loại kiot khác nhau thì lại tương ứng với một mức giá thuê khác nhau, ví dụ như:
Loại kiot trung tâm thương mại
Kiot kiểu này mới trở nên phổ biến hơn trong khoảng 10 năm đổ lại. Nó được nhiều người lựa chọn khi ngày càng có nhiều trung tâm thương mại lớn như Vincom, Aeon Mall, Big C mở ra. Điểm dễ nhận thấy nhất của Kiot này là nó nằm ngay trong trung tâm khu mua sắm.
Hình 1: Kiot tại trung tâm thương mại
Về diện tích, Kiot trung tâm thương mại thường rộng từ 20m2 đến 60m2. Mức giá cho thuê của loại kiot này dao động khoảng 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/m2. Nó có thể được khách hàng thuê để bán quần áo thời trang, phụ kiện hoặc điện thoại….
Loại Kiot nằm trong các chợ đầu mối hoặc chợ lớn nhỏ
Tại các khu chợ cũng thường xuất hiện những Kiot là quần bán liền kề với nhau, kinh doanh nhiều mặt hàng. Diện tích các ki – ốt này khá nhỏ, chỉ khoảng 15 đến 25m2 và có mức giá thuê tầm 300.000 – 500.000đ/m2.
Những ki – ốt kiểu này được quản lý bởi ban quản lý khu chợ và bán các mặt hàng thiết yếu. Số vốn bạn cần bỏ ra để xây ki – ốt chợ rất thấp và nhanh chóng thu lời từ đối tượng thuê lại. Tuy nhiên, kiot tại chợ thường dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn vệ sinh.
Loại Kiot theo dạng ShopHouse
ShopHouse là loại hình kiot phổ biến tại các khu đô thị thuộc thành phố lớn ở nước ta. Nhiều người lầm tưởng ShopHouse không phải kiot nhưng thực chất nó vẫn là một dạng Ki – ốt. Thế nhưng, diện tích của loại kiot này lại lớn hơn hẳn so với hai loại phía trên.
Hình 2: Kiot theo dạng Shophouse
Một ShopHouse thường sẽ có diện tích dao động trong khoảng từ 50 m2 đến 80 m2. Đặc biệt, nó được xây dựng tương tự như nhà ở với đầy đủ các tiện nghi như nhà vệ sinh, cầu thang, sảnh… Loại kiot này có mức giá thuê cao nhất trong 3 loại khi số tiền thuê của nó từ 50 đến 70 triệu đồng.
Cách tính sơ lược chi phí xây Kiot bao nhiêu tiền
Thực chất, mỗi một loại hình kiot nêu trên sẽ tương ứng với một mức phí xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, để bạn dễ hình dung thì Bất động Sản Chợ sẽ đưa ra số tiền xây 1 kiot theo các gói gồm
● Mức giá trả cho nhân công tầm 1,2 triệu đến 1,6 triệu/m2 (chủ tự mua vật tư xây kiot)
● Mức giá thanh toán cho mình phần thô cùng nhân công hoàn thiện từ 2,5 triệu đến 3 triệu/m2
● Mức giá thi công Kiot trọn gói rơi vào khoảng 4 triệu đến 5 triệu/m2 (đã tính cả tiền nguyên vật liệu)
Để ra được số tiền cần dùng, bạn lấy đơn giá nêu trên rồi nhân với diện tích thực tế của kiot là ra. Thường nhiều người sẽ chọn hình thức xây kiot trọn gói. Vì nó vừa tiết kiệm lại có nhiều ưu đãi từ chủ thầu.
Hình 3: Hướng dẫn cách tính xây Kiot bao nhiêu tiền?
Ví dụ để tính số tiền xây dựng cho 1 kiot 30m2, bạn lấy giá xây trọn gói kèm vật liệu là 5 triệu đồng. Lúc này, bạn nhân đơn giá với diện tích kiot là 30m2 x 5 = 150 triệu đồng. Mức phí này gồm phần thô và phần hoàn thiện chứ chưa có phí phát sinh như hầm, bãi để xe, mái che…
Trường hợp muốn xây nhiều kiot, lấy giá xây dựng của 1 kiot rồi nhân số lượng dự kiến là xong. Công thức tính này áp dụng cho các loại kiot có diện tích bằng nhau. Còn nếu diện tích kiot không bằng, bạn nhân tiền từng kiot và cộng tổng lại là được.
Xây kiot cho thuê đem đến các ích lợi nào?
Nhiều người hiện nay không còn quá xa lạ với hình thức xây kiot rồi cho người khác thuê lại. Việc kinh doanh kiot kiểu này dễ dàng mang đến lợi nhuận cao mà tiền đầu tư không cần quá nhiều. Bên cạnh đó, xây kiot cho thuê còn đem đến những lợi ích như:
Phí xây dựng kiot thấp
Đơn giá xây dựng của nó thường chỉ khoảng 150 triệu đổ về. Mức giá này phù hợp với tình trạng kinh tế của nhiều chủ đầu tư. Kiot cũng không yêu cầu thiết kế cầu kỳ. Chỉ cần đáp ứng được nhu cầu về sàn, vách ngăn và mái che.
Có nhiều khách hàng cần thuê kiot
Các kiot tại chợ hoặc trung tâm thương mại thường có lượng lớn khách hàng muốn thuê lại. Họ có thể sử dụng kiot để kinh doanh mọi mặt hàng từ chăn đệm cho đến đồ khô, đồ phụ kiện. Vì thế, khi xây kiot xong bạn không lo không có khách và nhanh chóng thu hồi vốn bỏ ra.
Xây kiot mang lại tiềm năng kinh tế lâu dài
Kiot sau khi xây xong bạn có thể dùng để tự kinh doanh. Cũng có thể cho thuê lại và thu tiền lãi hàng tháng. Thời gian cho thuê của kiot có thể kéo dài đến tận vào chục năm. Điểm đặc biệt là không bị mất giá hay hao mòn. Không chỉ vậy, tỷ giá của kiot còn có khả năng tăng theo thời gian khi giá đất tăng.
Hình 4: Xây dựng kiot mang lại nhiều ưu điểm nổi bật
- 24 khóa học sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong Bất động sản
- Thừa Thiên Huế: Đóng cửa chợ, cấm người dân ra đường khi siêu bão Noru đổ bộ
- Gian hàng Tết Cổ Truyền Và Các Sản Phẩm OCOPSHOP
- Top 5 ngân hàng có lãi suất vay mua nhà thấp nhất
- Tưng Bừng Lễ Khai Trương Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Chợ Toàn Cầu
- Chợ truyền thống vẫn hấp dẫn du khách